Lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn là một nghi thức truyền thống trước khi các cặp đôi tổ chức lễ cưới chính thức. Điểm chung của lễ đính hôn, ăn hỏi hay dạm ngõ đều là dấu mốc xác định mối quan hệ bền chặt và cam kết dài lâu, cặp đôi hy vọng sẽ thành vợ, thành chồng trong sự chúc phúc của gia đình hai bên.
Trong quan niệm của người Việt, văn hóa cầu hôn và lễ đính hôn vẫn chưa phổ biến do phong tục tập quán truyền thống từ xa xưa. Đối với cha ông và bố mẹ chúng ta, trước lễ cưới hai gia đình sẽ tổ chức lễ dạm ngõ để gặp mặt và làm quen với thông gia tương lai, sau đó sẽ tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới. Vì thế, với phần lớn thế hệ người Việt, chuyện hôn nhân là chuyện của cô dâu, chú rể và cả gia đình hai bên.
Ngược lại, cầu hôn thường là sự sắp xếp của chú rể để tạo bất ngờ và dành sự tôn trọng cho nàng dâu tương lai của mình khi sẵn sàng chờ nàng nói lời đồng ý. Sau khi nhận được lời cầu hôn từ phía chàng trai và sự ưng thuận của cô gái, cặp đôi sẽ làm lễ đính hôn với sự tham gia của gia đình và bạn bè. Vậy lễ đính hôn và lễ ăn hỏi có những điểm khác biệt cụ thể gì?
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
Đối với những cặp đôi trẻ, quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trở thành dĩ vãng, ngày nay, cầu hôn trở thành chuyện của riêng cặp đôi, lễ đính hôn và lễ cưới sẽ không diễn ra nếu chưa có sự chấp thuận từ phía cô gái. Chính vì thế, thời gian quyết định tổ chức lễ đính hôn cũng được sắp xếp linh động theo mong muốn của cặp đôi, tùy vào sự sắp xếp và chuẩn bị trước của hai người.
Trong tập tục xưa, ông bà cha mẹ thường tổ chức lễ ăn hỏi trước 1-2 tháng, tuy nhiên hiện nay, lễ dạm ngõ, ăn hỏi và xin dâu thường được tổ chức liền mạch, trong 1-3 ngày trước lễ cưới, đồng thời giản lược bớt những phần lễ quá nghi cầu kỳ nhằm tạo sự thuận tiện cho gia đình cả hai bên. Mặc dù có sự tinh giản về nghi lễ, lễ vật ăn hỏi và quy trình tổ chức vẫn được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và trang trọng như một cách để thể hiện sự tôn trọng với họ hàng hai bên.
Xem thêm: PHÁI MẠNH CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO ĐÊM CẦU HÔN ĐƯỢC LÃNG MẠN?
PHONG CÁCH, LỄ NGHI
Trước lễ đính hôn, chàng trai sẽ ngỏ ý với cô gái của mình bằng một màn cầu hôn, hay đơn giản hơn chỉ là một lời ngỏ ý và một chiếc nhẫn cầu hôn. Sau khi nàng đồng thuận, cặp đôi sẽ tổ chức một lễ đính hôn đơn giản dưới sự chứng kiến của hai gia đình. Khác với một lễ nghi cỗ bàn cầu kỳ được tổ chức trong gần một tuần, nhiều cặp đôi trẻ ưa chuộng dịch vụ đính hôn trọn gói, được chuẩn bị sẵn trong một hội trường sang trọng và sính lễ cũng được tinh giản bằng những hiện vật có giá trị hơn.
Còn đối với lễ nghi ăn hỏi, người miền Bắc thường coi trọng yếu tố truyền thống đã tồn tại hàng ngàn đời, vì thế mà lễ vật ăn hỏi sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng và nghi lễ cũng tổ chức theo đúng phong tục tập quán truyền thống của người Việt.
Trước khi tổ chức lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ chuẩn bị một mâm lễ ăn hỏi bao gồm tráp trầu cau, tráp rượu và thuốc lá, tháp chè bánh và đặc biệt nhất là tiền dẫn cưới. Tiền dẫn cưới là một trong những lễ vật đặc trưng của văn hóa dạm ngõ và ăn hỏi miền Bắc. Đây được coi là lễ vật thay lời cảm ơn mà nhà trai muốn dành cho bố mẹ cô dâu khi gia đình nhà gái đã nuôi dưỡng và chăm sóc cô dâu tương lai của mình.
Những chi tiết nhỏ như con số mỗi tráp, số miếng trầu, buồng cau cũng được lựa chọn kỹ càng. Từ xưa đến nay, tráp lễ ăn hỏi thường có số lẻ như 5,7,9,11,...thay vì số chẵn bởi ông bà ta tin rằng số lẻ sẽ mang lại may mắn cho cô dâu và chú rể.
Nét đặc trưng khác trong ngày lễ ăn hỏi của cặp đôi chính là chiếc xích lô lọng vàng. Nhà trai sẽ dùng xích lô để chở những trái đồ lễ để mang sang nhà gái dạm hỏi. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người ta không còn thấy những chiếc xích lô lọng vàng như thế nữa. Mà thay vào đó phương tiện vận chuyển chính đã chuyển sang xe máy, ô tô để tiết kiệm thời gian đi lại.
Lễ ăn hỏi truyền thống của Việt Nam
VỀ TRANG PHỤC VÀ TRANG SỨC
Trong lễ đính hôn, với cô dâu, đó sẽ là chiếc váy thiết kế đơn giản hơn so với váy cưới, nhẹ nhàng và ít cầu kỳ để cô dâu dễ dàng đi lại trong suốt buổi lễ. Đối với chú rể, một chiếc áo vest, quần âu và một đôi giày da chắc chắn sẽ giúp chú rể trở nên lịch lãm và “tông xuyệt tông” với cô gái của mình.
Trang phục trong đám hỏi thường là áo dài truyền thống của cặp đôi thường lựa chọn màu đỏ truyền thống hoặc những màu sắc tươi sáng, hiện đại và trẻ trung hơn như vàng, trắng, xanh,...Họa tiết trên chiếc áo dài truyền thống thường là hình ảnh long phượng hay những bông hoa từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn để tôn dáng thanh thoát cho mỗi cô nàng.
Hiện nay, các cặp đôi thời nay thường ưa chuộng những thiết kế tinh giản và gọn nhẹ hơn, chính vì thế mà những kiểu áo dài cách tân, thu ngắn phần vạt áo bên dưới và cách điệu cổ áo được ưa chuộng hơn rất nhiều so với các mẫu mã truyền thống.
Riêng đối với việc lựa chọn chiếc nhẫn nào cho nàng, các chàng trai không cần lo lắng về việc tìm kiếm những mẫu nhẫn đính hôn hay nhẫn ăn hỏi riêng biệt. Tại Huy Thanh, bạn sẽ tìm được những hơn 100 mẫu nhẫn phù hợp với cô nàng của bạn, dù là trao tặng cho cô ấy trong lễ ăn hỏi truyền thống hay lễ đính hôn hiện đại. Nếu bạn đang muốn cầu hôn cô gái của mình, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua 3 mẫu nhẫn cầu hôn phù hợp với cả phong cách hiện đại và truyền thống tại Huy Thanh Jewelry.
Xem thêm: GỢI Ý TIPS CHỌN NHẪN CƯỚI THEO DÁNG TAY
NHẪN DOR
Chiếc nhẫn Dor được lấy cảm hứng từ cách bày tỏ sự yêu thương, nhớ mong của người Romania. Với chiếc nhẫn cầu hôn Dor, lời tỏ tình của bạn dành cho nàng sẽ thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng chờ đợi quyết định từ phía nàng.
Hơi khác so với những thiết kế thông thường, nhẫn Dor 14K có ổ gắn đá cao, các viên đá bao bọc xung quanh viên đá chủ và điểm xuyết trên đai nhẫn tạo cảm giác lấp lánh và thu hút ánh nhìn.
Nhẫn NDINO227
NHẪN ESTHER
Lấy cảm hứng từ những ngôi sao lấp lánh, nhẫn đính hôn Esther 14K là tượng trưng cho hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ. Đồng thời, kiểu dáng theo dáng Halo với dải đá nhỏ hình trái tim bao quanh viên đá chủ, thiết kế đã thành công khiến cho viên đá chủ trở nên lớn và lấp lánh hơn.
Bên cạnh đó, đá Moissanite trên nhẫn Esther có độ trong suốt gần như hoàn hảo. Kim cương thiên nhiên đôi khi vẫn có một vài vết rạn nứt nhỏ, nhưng với đá Moissanite thì rất khó có xảy ra tình trạng rạn nứt. Chính vì thế, đá Moissanite thường rất trong, phản chiếu ánh sáng lấp lánh rõ rệt.
Nhẫn Esther NDINO214
NHẪN MON CHÉRI
Mon Chéri trong tiếng Pháp nghĩa là người yêu tôi, thiết kế nhẹ nhàng tinh tế với viên đá chủ ở chính giữa, thu hút ánh nhìn của những cô nàng yêu thích sự thanh lịch. Hai dải đá trắng nhỏ nằm ở hai mặt của đai nhẫn khiến cho chiếc nhẫn tỏa sáng lấp lánh từ mọi góc nhìn.
Đá Cubic Zirconia (CZ) gắn trên nhẫn có độ cứng gần bằng độ cứng của kim cương, đánh giá 8.5/10 trên thang đo độ cứng Mohs, chính vì thế mà rất khó bị trầy xước và có độ quang học tốt hơn nhiều so với các loại đá màu khác.
Nhẫn Mon Chéri dựa theo kiểu Solitaire truyền thống, phá cách ở những dải đá trắng ở đai nhẫn, sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng đang tìm kiếm sự phá cách, sáng tạo nhưng vẫn giữ được nét đơn giản, tinh gọn, không cầu kỳ.
Nhẫn Mon Chéri NDINO229