Những điều cô dâu mới cần lưu ý khi đón cái Tết đầu tiên bên nhà chồng

Sau lễ Vu Quy, hai bạn đã chính thức về một nhà, bạn không còn là cô con gái bé bỏng luôn được cha mẹ chở che và bao bọc, nâng niu từng li từng lí một nữa. Bạn cũng không còn được ngủ nướng thêm cho mỗi sáng, thay vào đó bạn sẽ trở thành người phụ nữ của gia đình, đảm đang chăm lo cho gia đình bé nhỏ của mình. Vậy ngày Tết này cô dâu mới cần chuẩn bị gì để có thể đón một cái Tết đầu tiên thoải mái và dễ chịu? 

1. Cùng mọi người trong nhà dọn dẹp đón Tết

Vì là nàng dâu mới, thành viên được coi là “quan trọng” trong cái Tết đầu tiên về nhà chồng bạn nên chủ động trong mọi công việc thể hiện mình là người hoạt bát, nhanh nhẹn. Cùng mẹ chồng đi mua sắm trong ngày tết, tất bật với anh chị em nhà chồng dọn dẹp nhà cửa ngày Tết, gói bánh chưng với mọi người, hay làm mứt dừa để cả nhà quây quần thêm bên  nhau hơn. Hãy làm mọi công việc một cách chăm chỉ và vui vẻ nhé! À đừng quên rủ chồng cùng về nhà mẹ đẻ phụ giúp dọn dẹp, sắm đồ Tết nhé! Giờ hai bạn đã có hai gia đình nên cũng nên phân chia hợp lý niềm vui càng thêm nhân đôi bội phần.

Thời gian cùng gia đình nhà chồng quây quần gói bánh chưng, trò chuyện vui vẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn tính cách của mọi người.

2. Bàn bạc với chồng về tiền gửi bố mẹ sắm Tết

Với năm đầu tiên về nhà chồng bạn còn khá bỡ ngỡ, chưa biết gia đình mình chi tiêu như nào hay phân vân không biết nên gửi tặng cho bố mẹ bao nhiêu tiền để sắm sửa Tết trong gia đình thì hãy cùng chồng bàn bạc cân nhắc lại nhé! Tùy theo điều kiện kinh tế của hai bạn có thể gửi bố mẹ chồng từ 3 đến 7 triệu đồng, rồi gói tiền cẩn thận vào phong bì gửi bố mẹ trước Tết khoảng 25, 26 như để bố mẹ sắm sửa thêm các đồ sinh hoạt ngày Tết.


Việc gửi bố mẹ chồng tiền sắm Tết là cách quan tâm chu đáo của bạn với gia đình.

3. Lựa chọn món quà Tết ý nghĩa cho gia đình nhà chồng

Việc bạn cẩn thận lựa chọn, chuẩn bị quà Tết cho gia đình nhà chồng sẽ được mọi người đánh giá rất cao bạn là nàng dâu hiếu thảo và khéo léo. Bạn nên lựa chọn những món quà tặng có ý nghĩa và sử dụng được ngay trong ngày Tết ví dụ như giỏ hoa quả, bánh kẹo, mâm ngũ quả hay đặc sản các vùng miền…. Món quà ý nghĩa nhất vẫn chính là tự tay bạn chuẩn bị cái Tết ấm áp như làm mứt dừa, nấu mâm cỗ thắp hương Gia tiên, hành động này sẽ giúp bạn “ghi điểm” và nhận được đánh giá rất cao từ gia đình nhà chồng cũng như họ hàng.

Món quà ngày Tết cho gia đình nhà chồng sẽ thể hiện thành ý quan tâm của bạn với mọi người hơn.

Bạn cũng nên cẩn thận khi chọn quà bởi ngày nay trên thị trường có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái kém chất lượng khi sử dụng không tốt cho sức khỏe. Việc lựa chọn món quà tặng như vậy sẽ khiến bạn bị đánh giá không tốt hoặc mua cho có đại ý không thật lòng.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm một số sản phẩm về vàng bạc, trang sức để gửi tặng bố mẹ chồng dịp đầu năm. Thông thường dịp năm mới món quà trang sức hay vàng bạc gửi tặng bố mẹ chồng như lời chúc một năm hạnh phúc, mang nhiều may mắn, tấm tài tấn lộc. Gửi tặng món quà là chiếc nhẫn kim tiền, vòng Charme càng thể hiện bạn là người phụ nữ đảm đang và hiếu thảo.

Nhẫn Kim Tiền, vòng Charme ngày nay cũng là xu hướng được các cặp vợ chồng trẻ chọn làm quà tặng cho gia đình.

4. Chuẩn bị tiền mừng tuổi

Phong tục của người Việt Nam, đầu năm mới họ hay lì xì cho trẻ em để các bạn nhỏ luôn may mắn, hay ăn chóng lớn và học tập thật tốt. Với những cô dâu mới về, tiền lì xì đầu năm sẽ là món quà giúp bạn gần gũi và thân mật với họ hàng hơn. Bạn cũng đừng quên cho tiền vào trong bao lì xì đáng yêu cùng một lời chúc đầu năm mới nhé!

Năm mới không thể nào thiếu những chiếc lì xì đáng yêu và ngộ nghĩnh phải không mọi người nhỉ?

Với ông bà, bố mẹ bên nhà chồng bạn cũng nên có món quà đầu năm chúc sức khỏe cho mọi người một năm an nhiên và nhiều may mắn, với lời chúc khéo léo như vậy càng khiến ông bà, bố mẹ thấy được tấm lòng hiếu thảo của bạn.

5. Chú ý cách nói chuyện, cách ăn hỏi, xưng hô với mọi người

Cái Tết đầu tiên khi về nhà chồng bạn sẽ ngạc nhiên và vô cùng bối rối không biết nên xưng hô với họ hàng cô bác của chồng mình từ nội đến ngoại. Nhưng có phức tạp như nào bạn cũng nên để ý, xưng hô cho đúng cách, đúng vai vế trong nhà. Điều đó càng tạo thêm cho mọi người nhà chồng cảm giác thân quen, gần gũi bạn hơn. Từ đó sẽ không có khoảng cách xa lạ như bạn đang suy nghĩ nữa.

Việc nói chuyện, cách xưng hộ với mọi người bên nhà chồng sẽ đánh giá bạn là người lịch sự hay không đó.

6. Cân nhắc thời gian ăn Tết bên nhà chồng và nhà vợ

Giờ bạn đã có gia đình riêng nên phải cân nhắc lại thời gian về nhà ăn Tết với bố mẹ mình, dùng bữa cơm sum họp đầu năm. Dù bạn có đi lấy chồng đi chăng nữa thì với bố mẹ đẻ vẫn mong bạn dành thời gian cho gia đình như mọi  năm, sự thiếu cắng của bạn trong ngày Tết cũng khiến bố mẹ có khoảng trống. Chính vì thế hãy bàn bạc với chồng sắp xếp thời gian, báo trước bố mẹ chồng sẽ xin về ngoại ăn Tết. Thông thường bạn nên ở nhà chồng đến hết ngày mồng 1 Tết và ngày mồng 2 sẽ về gia đình mình, hoặc hai bạn có thể tính toán thời gian sao cho linh hoạt và hợp lý nhất.

 

Cùng bàn bạc kỹ lưỡng với chồng để có thể phân chia thời gian ăn Tết cả hai bên gia đình nhé!

 

 

Về đầu trang