3 NGHI THỨC THÀNH HÔN MÀ CÔ DÂU - CHÚ RỂ BẮC NAM PHẢI BIẾT

Phong tục mỗi nơi mỗi khác, và thủ tục cưới hỏi của 2 miền cũng có nhiều điểm khác nhau. Cùng Huy Thanh tìm hiểu xem sự khác nhau đó là gì nhé.

TỔNG QUAN:

Nghi lễ cưới ở miền bắc so với các vùng khác quy định nghiêm ngặt hơn. Ít nhất phải giữ 3 lễ Chạm ngõ, Lễ hỏi và Rước dâu.

Người dân phía Nam thường có lối suy nghĩ phóng khoáng, vì thế phong tục cưới hỏi của họ cũng có phần thoải mái, giảm nhẹ hơn. Lễ cưới tại miền Nam vẫn có đủ 3 nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu.

1. DẠM NGÕ:

- Miền Bắc: 

Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, “chỗ người lớn” thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu được cơi trầu.

- Miền Nam:

Nếu gia đình hai bên ở xa thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.

2. ĂN HỎI: 

-Miền Bắc: 

Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu.
Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.
Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một dành cho nhà nội, một cho nhà ngoại và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.

- Miền Nam:

Các nghi lễ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, đi đầu là trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người.


Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái. Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới.
Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.

3. ĐÁM CƯỚI:

- Miền Bắc:
Trong phong tục cưới hỏi của người miền bắc, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai (thường là người có uy tín trong họ hàng) sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Bố mẹ cô dâu sẽ nhận cơi trầu và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.Đây là nghi lễ có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng. Sau khi lễ xin dâu đã xong, người tới xin dâu xin phép ra về và sẽ đi cùng đoàn đón dâu của nhà trai vào nhà gái. Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên cũng được thực hiện ở nhà trai.

Sau đó, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà trai hoặc khách sạn với các bài phát biểu của hai bên đại diện gia đình, trao quà và tiệc mặn hoặc ngọt thiết đãi khách khứa hai họ

- Miền Nam: 

Trong lễ cưới miền Nam, phong tục quan trọng và thiêng liêng nhất là lên đèn. Đây được xem là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong lễ cưới nhầm tuyên bố chính thức một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Và sau đó trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố: Xin làm lễ lên đèn, cô dâu chú rể tự tay đốt nến trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa).


Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ “ăn hiếp” chồng.
Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.

Dù phong tục khác nhau nhưng đó đều là những nét độc đáo trong truyền thống của từng vùng miền với hi vọng về mái ấm gia đình tròn vẹn, bền lâu và hạnh phúc sau này.

Xem thêm: BST Nhẫn cưới Promis Huy Thanh Jewelry

Về đầu trang