Top 11 ngôi chùa (đền) linh thiêng tại Miền Bắc

Đầu năm du xuân trẩy hội hãy cùng tham khảo một số địa danh với ngôi chùa (đền) được đánh giá linh thiêng bậc nhất tại HN, cùng với đó là những kinh nghiệm quý khi thỉnh lễ, du xuân tại những điểm tín ngưỡng này.


CHÙA HƯƠNG 

Thời gian đi chùa Hương

Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.

Để đi được hết các đền chùa ở đây, bạn phải mất tới 2 ngày mới có thể khám phá hết. Nếu đi trong ngày bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc với hệ thống cáp treo hiện đại sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng hơn

Kinh nghiệm đi đò

Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vực chùa thậm chí cách xa chùa 20km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.

Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò.

Lưu ý khi dâng lễ

Khi đi lễ chùa Hương đầu năm, các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, xôi, chè… là ưu tiên hàng đầu. Trường hợp muốn dâng cổ mặn như trâu, heo, dễ, thịt gà, giò chả… phải nhớ không đặt lễ mặn tại khu vực Phật điện (chính điện) - nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Theo nguyên tắc của nhà Phật, trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Còn lễ mặn chỉ được dâng lên trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ được đặt tại ban thờ hay điện thờ.

Tương tự vàng mã, tiền âm phủ cũng vậy, chỉ được đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông; còn tiền thật nên bỏ vào hòm công đức chứ không nên đặt lên hương án của chính điện.

Ngoài ra, khi chọn hoa tươi lễ Phật chùa Hương, du khách nên chọn những loại hoa thơm ngát, thanh tao như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… để bày tỏ lòng thành kính. Tuyệt đối không được mua các loại hoa tạp, hoa dại.

Mua sắm

Khi mua đặc sản về quà hay lễ vật cúng bái, du khách nhớ luôn hỏi giá kỹ càng để tránh bị chặt chém. Khu vực gần suối Yến luôn bán với giá hợp lý hơn so với nơi khác nên du khách hãy mua sắm ở đây để tiết kiệm chi phí.

CHÙA YÊN TỬ

Thời gian đi chùa lý tưởng nhất

Đến Yên Tử, bạn có thể đến vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng thông thường khách đến Yên Tử chia thành 2 mùa rõ rệt: Từ 1/ 1 đến hết tháng 3 âm lịch là khách đi lễ hội (Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ 10 tháng 1 âm lịch nhưng kể từ ngày 1 Tết khách đến Yên Tử đã rất đông) còn từ 30/4, 1/5 dương lịch trở đi hầu hết là khách du lịch.

Lưu ý khi dâng lễ

- Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…vv.

Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.

3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

CHÙA BÁI ĐÍNH


Thời gian lễ chùa

Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch khi thời tiết mùa xuân ấm áp cũng là thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính Tràng An. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên khách tham quan tới đây rất đông đúc gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. Vì thế nếu như là người không thích phải bon chen, ồn ào thì bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.

Dâng lễ

- Chỉ sắm lễ chay: hương, hoa quả, oản hay xôi. Tuyệt đối không mang cúng lễ mặn.

Cần chuẩn bị những gì

Vì sẽ phải leo núi, leo chùa nhiều nên bạn hãy đi những đôi giày thể thao thoải mái thay vì đi giày cao gót hoặc giày búp bê để bảo vệ đôi chân của bạn cũng như tiện cho việc di chuyển. Nên chọn những bộ đồ lịch sự khi vào chùa, quần áo thoải mái không nên mặc đồ bó sát, không thấm mồ hôi.

CHÙA BA VÀNG

Thời điểm đi chùa

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn. Ngoài ra bạn có thể chọn tham quanvào ngày 9 tháng 9 âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra Lễ hội hoa cúc hay còn được gọi là tết Trùng Dương của người Việt xưa kia.

Lưu ý khi đi chùa

  • Vì đây là nơi chùa Phật linh thiêng nên bạn nhớ ăn mặc lịch sự, đúng mực nếu không sẽ không được vào thăm chùa.
  • Khu du lịch chùa Ba Vàng rất rộng vì thế bạn không nên đi giày cao gót mà hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao thật tốt.
  • Nhớ đổi tiền lẻ trước khi vào trong chùa nhé.
  • Nên hỏi giá kỹ trước khi mua sắm ở đây vì các quầy hàng ở đây hầu như rất chặt chém khách du lịch.
  • Không nên bỏ tiền vào các pho tượng, bát hương, hay thả xuống giếng,.. nếu có tâm bạn chỉ nên bỏ vào hòm công đức.

CHÙA KEO

Lịch trình lễ hội chùa Keo

Hàng năm, Chùa mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán, và Hội Thu (lễ hội chính) từ ngày 10 - 15/9 âm lịch (chính hội từ 13 - 15/9), gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư. 

- Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống... 

- Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh, do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Chiều 14, tại tòa Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật, đó là điệu múa cổ còn gọi là “múa ếch vồ”... 

- Ngày 15, các nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung... 

Điểm du lịch khác quanh Chùa Keo 

Nhà thờ Bác Trạch, Biển Đồng Châu, Biển Cồn Vành, Biển Cồn Đen, Đền Đồng Xâm, làng chạm bạc Đồng Xâm, làng vườn Bách Thuận.

ĐỀN BÀ CHÚA KHO

Cầu gì?

Bạn có thể cầu nguyện an bình, sức khỏe cho cả gia đình. Xin phù hộ đường công, danh, tài, lộc cho bản thân. Đặc biệt, nhiều du khách đến đây để xin Bà Chúa Kho cho vay vốn làm ăn. Bạn nên tự cầu nguyện và cúng bái để thể hiện lòng thành tâm của mình.

Chuẩn bị lễ

Đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm bày bán phong phú rất nhiều đồ lễ dọc theo lối đi. bên cạnh những món đồ lễ mặn thì những đồ lễ khác như: vàng mã, những cây tiền, những cành vàng, cành bạc…được nhiều người lựa chọn.'

Việc sắm sửa vàng mã bạn nên chuẩn bị trước ở nhà để có sự chủ động cũng như không bị các cửa hàng chặt chém. Bạn cũng nên chuẩn bị một lượng vàng mã vừa phải để tránh lãng phí. Lượng tiền mặt cũng nên bỏ vào hòm công đức không nên đặt lên bàn thờ các ban.

  • Lễ chay: Gồm phẩm oản, quả, trà, hương hao dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.
  • Lễ mặn: bạn có thể dùng đồ mặn như thịt gà, thịt lớn hoặc là mua đồ chay hình tướng lợn, gà, chả, giò.
  • Lễ đồ sống: bạn tuyệt đối không được dùng các đồ lễ sống bao gồm trứng, muối, gạo hoặc thịt tại các ban Ngũ hổ, Thanh xà, Bạch xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
  • Cỗ Sơn Trang: bao gồm những đồ đặc sản chay của Việt Nam. Không dùng lươn, ốc, cua, chanh quả, ớt… Trong trường hợp bạn có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc lễ này.
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: thường bao gồm hương hoa, quả, oản, lược, gương… Đây chính là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, những lễ vật này nhỏ, đẹp, cầu kỳ và được đựng trong những chiếc túi đẹp mắt, xinh xắn.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: để những lời cầu nguyện được linh ứng và có phúc thì bạn phải dùng đồ chay để tế lễ.

Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho

Đây được coi là nghi lễ tâm linh quan trọng của đền và yêu cầu người lễ bải phải thật thành tâm và giữ đúng lời hứa. Bạn chỉ cần ghi trong sớ rõ ràng là vay bao nhiêu, vay để làm gì và ghi rõ thời gian trả (tạ lễ) là 1 năm 2 năm hay 5 năm Bạn phải nhớ quy tắc là có vay thì có trả dù bạn có làm ăn được hay không nhé.

ĐỀN TRẦN

những ngôi chùa thiêng ở miền bắc
những ngôi chùa thiêng ở miền bắc

Thời điểm khai lễ

+ Thời điểm diễn ra lễ khai ấn Đền Trần Nam Định: Diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch.

+ Thời điểm diễn ra hội Đền Trần Nam Định: Hội đền Trần Nam Định diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch.

Lễ vật và cách cúng lễ Đức Thánh Trần

Theo phong tục cổ truyền khi đi lễ ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu, ta sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng.

- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Văn khấn đức thánh Trần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

- Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

- Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

- Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

- Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: .......................Ngụ tại: ...................

Hôm nay ngày ..... tháng ..... năm ..... Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

ĐỀN HÙNG

những ngôi chùa linh thiêng
những ngôi chùa linh thiêng

Thời điểm đi lễ

Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch đền Hùng là vào dịp đầu xuân. Lúc này thời tiết tương đối chan hòa, mát mẻ. Đây cũng là thời điểm diễn ra rất nhiều các lễ hội lớn. Tới đền Hùng vào mùa xuân, các bạn sẽ được trải nghiệm không khí rộn ràng, nhộn nhịp, đầy tấp nập.

Văn khấn lễ Đền Hùng

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền.
Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

Con tên là…… địa chỉ……………

Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.
Kính xin độ trì phù hộ,
Mọi chuyện tốt lành bình an.
Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,
Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.
Đi đến nơi, về đến chốn,
Tai qua nạn khỏi tháng ngày
Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.
Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần.
Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.
Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời.
Hạnh phúc thanh thản một đời.

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái)

Một số món đặc sản tại Đền Hùng

Một số đặc sản nổi tiếng tại Đền Hùng mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua đó là bánh tai, thịt chua, trám om kho cá, rau sắn, rêu đá,….


CHÙA CẦU DUYÊN

Chùa Hà 

Địa chỉ: phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

Du khách đến lễ Chùa Hà, ngoài việc tìm tới sự trong lặng nơi cõi Phật, ai cũng cầu nguyện một tình duyên trọn vẹn. Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi; kẻ cô đơn mong sớm tìm được một nửa còn lại. Người già thì cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Ai cũng tin Đức Phật từ bi cũng như Thánh Mẫu trên cao sẽ thấu hiểu được lòng mỗi người.

Nhiều nhất là thanh niên nam nữ không chỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới mới đến chùa thắp hương cầu xin mà dường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách. Dọc con phố dẫn vào chùa Hà, ngoài các lễ vật được bày bán, hoa hồng được bán khá nhiều (có thể hoa hồng được xem là loài hoa dành cho tình yêu, thích hợp cho việc “cầu duyên”). Ngoài ra, để phục vụ cho các “tình yêu”, các cặp đôi vòng, nhẫn cũng được các chủ hàng bày bán.

những ngôi chùa thiêng miền bắc
những ngôi chùa thiêng miền bắc

Phủ Tây Hồ

Địa chỉ: phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Am Mỵ Nương - Đền Cổ Loa

Địa chỉ: xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.



Về đầu trang